TỔNG QUAN VỀ KÌ THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HỒ CHÍ MINH

Tổng quan về kì thi ĐGNL Hồ Chí Minh

Giải đáp tất tần tật những thắc mắc xoay quanh kỳ thi

Kỳ thi đánh giá năng lực ĐHQG TP.Hồ Chí Minh là kỳ thi được nhiều phụ huynh và học sinh quan tâm trong những mùa tuyển sinh vừa qua, đặc biệt tại khu vực phía Trung – Nam. Năm nay có hơn 100 trường sử dụng kết quả của kỳ thi này để làm căn cứ xét tuyển vào trường. 

1. Kỳ thi Đánh giá năng lực của ĐHQG TP.Hồ Chí Minh là gì?

Kỳ thi Đánh giá năng lực ĐHQG TP.Hồ Chí Minh là kỳ thi được tổ chức bởi ĐHQG TP.Hồ Chí Minh nhằm đánh giá năng lực cơ bản để học đại học của thí sinh như sử dụng ngôn ngữ; tư duy logic, sử dụng dữ liệu; giải quyết vấn đề.

Kỳ thi được nhiều trường đại học sử dụng kết quả để xét tuyển vì đem lại nguồn đầu vào chất lượng và đánh giá được tổng quan được năng lực của thí sinh, tránh tình trạng học lệch, học tủ.

2. Cấu trúc đề thi

Bài thi ĐGNL của ĐHQG-HCM được xây dựng dựa trên cách tiếp cận với các bài thi năng lực nổi tiếng trên thế giới như SAT (Scholastic Assessment Test) của Hoa kỳ và bài thi TSA (Thinking Skills Assessment) của Anh.

Bài thi chú trọng kiểm tra các năng lực cơ bản của thí sinh như: Sử dụng ngôn ngữ, tư duy logic, xử lý số liệu và giải quyết vấn đề. Chính vì mục tiêu này mà cấu trúc của bài thi đánh giá năng lực ĐHQG TP.Hồ Chí Minh gồm 03 phần:

  • – Phần 1: Ngôn ngữ _tiếng Việt, tiếng Anh (40 câu)
  • – Phần 2: Toán học, tư duy logic, phân tích số liệu (30 câu)
  • – Phần 3: Giải quyết vấn đề (50 câu)

Về hình thức: Bài thi gồm 120 câu hỏi trắc nghiệm khách quan đa lựa chọn trong thời gian làm bài là 150 phút.

Về nội dung: Bài thi không đánh giá khả năng học thuộc lòng mà cung cấp số liệu, dữ kiện và các công thức cơ bản nhằm đánh giá và suy luận vấn đề, cách tiếp cận được xây dựng như các đề thi SAT (Scholastic Assessment Test) của Hoa kỳ và đề thi TSA (Thinking Skills Assessment) của Anh.

Nhằm chuẩn bị tốt hơn cho kỳ thi Đánh giá năng lực (ĐGNL) năm 2023 sắp tới, dưới đây là 03 bộ đề thi mẫu kèm lời giải chi tiết Kỳ thi đánh giá năng lực ĐHQG TP.Hồ Chí Minh giúp các em cọ sát và có thêm cơ hội xét tuyển vào Đại học.

3. Hình thức thi và đăng ký dự thi

3.1 Đăng ký dự thi

Để đăng ký dự thi và xét tuyển ĐGNL của ĐHQG-HCM, thí sinh đăng ký trực tuyến
tại trang thông tin điện tử của kỳ thi tại địa chỉ: http://thinangluc.vnuhcm.edu.vn.

3.2 Lệ phí dự thi

Lệ phí:
– Đăng ký dự thi: 300.000đ/thí sinh.
– Đăng ký xét tuyển: 25.000đ/nguyện vọng
*Lưu ý: Lệ phí thi đã đóng sẽ không được hoàn trả trong mọi trường hợp.

Nộp lệ phí thi: Có 2 phương thức sau
▪ Phương thức 1: Thanh toán qua dịch vụ Ví Viettel Money
▪ Phương thức 2: Thanh toán qua dịch vụ Ví điện tử Foxpay
▪ Phương thức 3: Thanh toán qua dịch vụ Ví Momo
▪ Phương thức 4: Thanh toán qua dịch vụ Payoo.

3.3 Hình thức làm bài thi

Thí sinh làm bài thi trên GIẤY. Thời gian đăng ký dự thi đợt 1 (dự kiến) từ ngày 21/1 – 4/3/2024 và đợt 2 (dự kiến) từ 16/4 – 7/5/2024. Kết quả thi ĐGNL sẽ được công bố sau mỗi đợt thi khoảng 1 tuần, lần lượt vào các ngày 15/4/2024 và 10/6/2024.

3.4 Thời gian, địa điểm, số đợt thi

– Các mốc thời gian của kỳ thi ĐGNL năm 2024:
Đợt thiThời gianNội dung
Đợt 1
22/01/2024Mở đăng ký dự thi ĐGNL đợt 1
04/3/2024Kết thúc đăng ký dự thi ĐGNL đợt 1
Nộp lệ phí đăng ký dự thi đợt 1
7/4/2024Tổ chức thi ĐGNL đợt 1
15/4/2024Thông báo kết quả thi ĐGNL đợt 1
Đợt 2
16/4/2024Mở đăng ký dự thi ĐGNL đợt 2
7/5/2024Kết thúc đăng ký dự thi ĐGNL đợt 2
Nộp lệ phí đăng ký dự thi đợt 2
2/6/2024Tổ chức thi ĐGNL đợt 2
10/6/2024Thông báo kết quả thi ĐGNL đợt 2
– Địa điểm thi:
Đợt thiNgày thiĐịa điểm thi
Đợt 1Ngày 7/4/2024
23 tỉnh/thành phố:
– Trung và Nam Trung Bộ: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận;
– Tây Nguyên: Đắk Lắk, Lâm Đồng;
– Đông Nam Bộ: Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh;
– Tây Nam Bộ: Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, An Giang, Cần Thơ, Kiên Giang, Bạc Liêu.
Đợt 2Ngày 2/6/202412 tỉnh/thành phố bao gồm:
– Trung và Nam Trung Bộ: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Bình Định, Khánh Hòa;
– Tây Nguyên: Đắk Lắk, Lâm Đồng;
– Đông Nam Bộ: Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa
– Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương;
– Tây Nam Bộ: Tiền Giang, An Giang.

Năm 2023, ĐHQG TP.HCM và ĐHQG Hà Nội đã có chủ trương sẽ công nhận kết quả bài thi Đánh giá năng lực của nhau, thí sinh không cần thiết tham sự tới 2 kỳ thi khác nhau.

4. Lưu ý khi tham dự kỳ thi

– Không được rời khỏi phòng thi trong suốt thời gian làm bài thi. Không được nộp bài thi trước khi hết giờ làm bài.

– Khi có hiệu lệnh hết giờ làm bài, phải ngừng làm bài ngay. Phải nộp Phiếu TLTN, đề thi (đủ số trang) và giấy nháp (đủ số lượng được phát) cho CBCT và ký tên vào 02 bản Phiếu thu bài thi. Thí sinh không làm được bài cũng phải nộp đủ Phiếu TLTN, đề thi, giấy nháp và ký xác nhận vào Danh sách phòng thi;

5. Danh sách trường sử dụng kết quả thi trong xét tuyển

Với mục tiêu tuyển chọn nguồn đầu vào chất lượng, nhiều trường đại học đã giảm chỉ tiêu các phương thức xét tuyển cũ để bổ sung hoặc tăng chỉ tiêu xét tuyển bằng Kỳ thi đánh giá năng lực ĐHQG TP.Hồ Chí Minh. Năm 2023, trường ĐHQG TPHCM và ĐHQG HN công nhận tương đồng kết quả lẫn nhau trong xét tuyển, vậy nên Kỳ thi ĐGNL đang là kỳ thi vô cùng HOT. Năm 2023 đã có 97 trường sử dụng kết quả bài thi ĐGNL TPHCM.

6. Quy mô, phổ điểm thi

Theo thống kê của ĐH Quốc gia TP.HCM, ở kỳ thi đánh giá năng lực đợt 1 đã có hơn 88.000 thí sinh tham gia. Có 152 thí sinh trên 1.000 điểm, điểm trung bình của thí sinh là 639,2 điểm. Thí sinh có điểm cao nhất là 1.091 điểm và điểm thấp nhất là 238 điểm.

Ở kỳ thi đánh giá năng lực đợt 2, thí sinh có số điểm thấp nhất là 190 điểm; thủ khoa kỳ thi đánh giá năng lực đợt 2 đạt số điểm “khủng” 1.133/1.200, cao hơn 42 điểm so với thủ khoa đợt 1. Thí sinh này cũng là người có điểm số cao nhất trong các kỳ thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TP.HCM tổ chức tính từ thời điểm 2018.