KỲ THI ĐÁNH GIÁ TƯ DUY CỦA ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

Kỳ thi đánh giá tư duy của Đại học Bách Khoa Hà Nội

Xét tuyển theo kết quả kỳ thi Đánh giá tư duy là một trong ba phương thức tuyển sinh Đại học chính quy năm 2024 (bên cạnh phương thức Xét tuyển tài năng, Xét tuyển bằng điểm thi TN THPT). Kỳ thi Đánh giá tư duy 2024 do ĐH Bách khoa Hà Nội tổ chức sẽ được tổ chức thành 6 đợt thi bằng hình thức thi trắc nghiệm trên máy tính. Thí sinh sẽ được cấp giấy chứng nhận kết quả thi có giá trị trong 02 năm để đăng ký xét tuyển và các cơ sở giáo dục đại học trên cả nước có nhu cầu.
Xét tuyển theo kết quả kỳ thi Đánh giá tư duy là một trong ba phương thức tuyển sinh Đại học chính quy năm 2024 (bên cạnh phương thức Xét tuyển tài năng, Xét tuyển bằng điểm thi TN THPT). Kỳ thi Đánh giá tư duy 2024 do ĐH Bách khoa Hà Nội tổ chức sẽ được tổ chức thành 6 đợt thi bằng hình thức thi trắc nghiệm trên máy tính. Thí sinh sẽ được cấp giấy chứng nhận kết quả thi có giá trị trong 02 năm để đăng ký xét tuyển và các cơ sở giáo dục đại học trên cả nước có nhu cầu.

I. KỲ THI ĐÁNH GIÁ TƯ DUY LÀ GÌ?

Kỳ thi đánh giá tư duy (TSA) là một trong ba phương thức xét tuyển vào Đại học Bách khoa Hà Nội, được áp dụng kể từ năm 2020 (Bên cạnh phương thức xét tuyển tài năng và diện tốt nghiệp THPT). Kỳ thi được sử dụng làm tiêu chí đánh giá và tuyển chọn sinh viên có đủ kiến thức, tư duy vào trường. Bài thi đánh giá tư duy là sự tiếp cận với những phương pháp của các nước phát triển trên thế giới (như kỳ thi SAT, ACT…), hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng tuyển sinh của trường bằng cách đánh giá năng lực tư duy tổng thể của thí sinh. Kỳ thi đánh giá tư duy (TSA) cũng là bước chuẩn bị để nhà trường bắt đầu tự chủ trong việc tuyển sinh trong năm hiện tại và các năm sau này.

II. ĐĂNG KÝ THI

Thời gian mở đăng ký thi đánh giá tư duy thường từ trước 2 tuần – 3 tuần tại thời điểm diễn ra Đợt thi.

Sau đó nhấp chuột vào biểu tượng “Kỳ thi ĐGTD (TSA)”, chọn Đăng ký để tiếp tục.

III. CẤU TRÚC BÀI THI ĐÁNH GIÁ TƯ DUY

Bài thi gồm ba phần thi: tư duy toán học (60 phút), tư duy đọc hiểu (30 phút) và tư duy khoa học/giải quyết vấn đề (60 phút). Đây là ba phần thi độc lập, câu hỏi thi sẽ tập trung vào đánh giá năng lực tư duy của thí sinh trong mỗi phần thi, không đi vào kiểm tra kiến thức của môn học nào.

Bài thi đánh giá tuy được thiết kế với 3 mức độ đánh giá tư duy
– Mức độ 1: Tư duy tái hiện
Thể hiện khả năng nhớ lại kiến thức, thực hiện tư duy theo những quy trình đã biết.
Các hành động tư duy cần đánh giá: xác định, tìm kiếm, lựa chọn, nhắc lại, đặt tên, ghép nối …

– Mức độ 2: Tư duy suy luận
Thể hiện khả năng lập luận có căn cứ, thực hiện tư duy phân tích, tổng hợp dựa theo vận dụng quy trình thích ứng với điều kiện.
Các hành động tư duy cần đánh giá: phân loại, so sánh, chỉ được minh chứng, tổng hợp, vận dụng, đưa ra lí lẽ, suy luận, giải thích, áp dụng, tóm tắt …

– Mức độ 3: Tư duy bậc cao
Thiết lập và thực hiện được các mô hình đánh giá, giải thích dựa trên bằng chứng.
Các hành động tư duy cần đánh giá: phân tích, đánh giá, phân biệt, phán đoán, lập luận (nhiều bước), kiểm tra giả thuyết…

Lĩnh vực đánh giá
Với định hướng đánh giá tư duy của học sinh, đem lại sự thành công cho người học ở bậc đại học, trong bài thi đánh giá tư duy ba năng lực tư duy đã được xác định gồm:
(1)     Tư duy Toán học
(2)     Tư duy Đọc hiểu
(3)     Tư duy Khoa học/Giải quyết vấn đề.

Kiểu câu hỏi đánh giá tư duy
Đề thi gồm các câu hỏi trắc nghiệm. Những kiểu câu hỏi trắc nghiệm được sử dụng bao gồm (câu hỏi chỉ được tính điểm nếu thí sinh lựa chọn đầy đủ phương án):
– Nhiều lựa chọn (chọn nhiều phương án đúng).
– Lựa chọn: Đúng/Sai
– Trả lời ngắn (điền câu trả lời).
– Kéo thả (chọn sẵn trong menu)