TỔNG HỢP CÁC CÂU HỎI THẮC MẮC VỀ KỲ THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HÀ NỘI HSA
Câu hỏi 1: Bài thi đánh giá năng lực là gì?
Bạn hãy dành 5 phút đọc thông tin về bài thi đánh giá năng lực (HSA) phiên bản mới áp dụng từ năm 2025 tại đây và làm thử đề thi tham khảo (bản giấy hoặc bản trực tuyến) trước khi quyết định có thi HSA hay không?
Câu hỏi 2: Em hỏi là phần thi Khoa học chọn 3 môn bất kỳ trong 5 môn vật lý, hóa học, sinh học, lịch sử, địa lý hay phải chọn 1 môn trái ban (tự nhiên hoặc xã hội) với 2 môn còn lại?
Như đã hướng dẫn, với phần thi Khoa học thí sinh được quyền chọn 3 môn bất kỳ trong 5 chủ đề vật lý, hóa học, sinh học, lịch sử, địa lý. Trong 3 chủ đề lựa chọn sẽ có 2 chủ đề có 17 câu hỏi chính thức và 1 chủ đề có 16 câu hỏi chính thức + 01 câu hỏi thử nghiệm không tính điểm. Bạn sẽ được lựa chọn chủ đề và số lượng câu hỏi ứng tương ứng theo năng lực, thế mạnh khoa học tự nhiên, khoa học xã hội hoặc liên ngành của mình trước khi bắt đầu làm phần thi Khoa học. Bạn có 60 phút để hoàn thiện phần này.
Câu hỏi 3: Em học trên trường không đủ 3 môn cho phần Khoa học đăng ký thi môn ngoài môn được dạy trên lớp không?
Kỳ thi HSA thiết kế để đo lường “năng lực” của học sinh. Các thí sinh có thể tự học, tự ôn tập… bằng hình thức phù hợp và phát huy khả năng từ biết, hiểu, vận dụng, tư duy tổng hợp, phân tích, đánh giá… khi làm bài thi. Đơn vị tổ chức thi không yêu cầu cách thức thí sinh học tập như thế nào miễn sao bạn hoàn thành tốt bài thi. Hãy tìm hiểu đề thi tham khảo trước khi quyết định đăng ký dự thi HSA hay không? Đối tượng dự thi là học sinh đang học tập lớp 12 chương trình THPT hiện hành hoặc tương đương trở lên.
Câu hỏi 4: Cho em hỏi các khối ngành công nghệ, khoa học sức khỏe, kinh tế… có dùng phần thi tiếng Anh để xét tuyển không?
Kỳ thi HSA là không bắt buộc đối với học sinh. Với đơn vị tổ chức thi, chúng tôi thiết kết phần thi tiếng Anh phục vụ các ngành đào tạo ngoại ngữ, ngôn ngữ và văn hóa nước ngoài. Tuy nhiên, hoạt động tổ chức thi hoàn toàn tách biệt và không liên quan đến xét tuyển đại học. Các trường đại học/ngành đào tạo xét tuyển môn thi nào, chủ đề nào là yêu cầu chuyên môn (chuẩn đầu vào) của các ngành và tự chủ tuyển sinh của trường. Trung tâm Khảo thí ĐHQGHN khuyến nghị sử dụng kết quả bài thi HSA đúng mục đích thiết kế của bài thi và yêu cầu đầu vào của ngành đào tạo. Cần phải nhấn mạnh rằng bài thi HSA 2025 đo lường năng lực, khai thác sở trường, thế mạnh của thí sinh. Thí sinh học tập tốt các môn học theo đam mê, sở thích và định hướng các ngành nghề theo sở trường bản thân hơn là theo học các ngành đào tạo không yêu thích.
Câu hỏi 5: Em hỏi là có chia tổ hợp môn khoa học để xét vào các ngành không (ví dụ ba môn Hóa Sử Địa có xét được vào các ngành Kinh tế không)?
Hoạt động tổ chức thi HSA tách biệt hoàn toàn với xét tuyển đại học. Các trường đại học/ngành đào tạo xét tuyển những môn thi nào, chủ đề nào là tự chủ tuyển sinh của các trường và không liên quan đến đơn vị tổ chức thi HSA. Trung tâm Khảo thí ĐHQGHN khuyến nghị các trường sử dụng kết quả bài thi HSA đúng mục đích thiết kế của bài thi và yêu cầu về chuyên môn đào tạo của các ngành để đảm bảo chất lượng tuyển sinh đầu vào và thí sinh học thể học tập đạt kết quả cao chương trình đại học.
Câu hỏi 6: Lịch thi HSA xem ở đâu và em có nên lập tài khoản thi sớm hay không?
Lịch thi có tại https://khaothi.vnu.edu.vn/lich-thi/lich-thi-hsa. Thí sinh có nguyện vọng thi dự thi HSA nên lập tài khoản thi sớm để tránh sai sót thông tin cá nhân (họ tên, ngày sinh, giới tính, số CCCD, ảnh chân dung, địa chỉ, điện thoại…) từ ngày 01 tháng Một hằng năm. Thông tin cá nhân sẽ không thể chỉnh sửa (hoặc thay đổi) sau khi chọn ca thi. Bất kỳ thông tin nào bị nhầm lẫn, sai sót đều làm chậm cấp phiếu báo điểm từ 4-6 tuần (có thể không kịp xét tuyển đại học bằng kết quả thi HSA), không tra cứu được trên cổng tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hãy lập tài khoản trước ngày mờ cổng đăng ký ca thi; kiểm tra lại thông tin, chỉnh sửa, cập nhật nếu có sai sót trước khi chọn ca thi (xem cách chỉnh sửa tại đây); không nhờ người khác lập tài khoản thi cho bạn. Tài khoản được duy trì hoạt động trong 24 tháng kể từ ngày lập tài khoản.
Câu hỏi 7: Em không có điện thoại di động để lập tài khoản?
Từ năm 2025, hệ thống đăng thí thi bắt buộc thí sinh phải có số điện thoại để kích hoạt tài khoản HSA và nhận những thông báo quan trọng liên quan đến kỳ thi. Hệ thống có thể sẽ đối khớp thông tin số điện thoại và số thẻ căn cước của thí sinh. Nếu bạn không có số điện thoại cá nhân có thể sử dụng điện thoại của người thân (bố, mẹ, người bảo mẫu…). Hệ thống sẽ gửi mã OTP để kích hoạt tài khoản và kiểm tra email trong tài khoản thí sinh có hoạt động hay không (email bắt buộc phải đang hoạt động). Hãy đọc hoặc xem lại Hướng dẫn đăng ký thi HSA để đảm bảo bạn không làm sai hoặc thiếu thao tác nào.
Câu hỏi 8: Em đăng ký thi HSA nhưng nhận được cảnh báo .” hoặc “Hình ảnh chứng minh nhân dân cần phải nằm đầy đủ trong khung hình và bốn cạnh của nó cần được căn chỉnh sao cho song song với khung ảnh. Đảm bảo rằng hình ảnh rõ nét và không bị lóa do ánh sáng
Khi đăng ký tài khoản, hệ thống sẽ quét đối chiếu chính xác số CCCD của bạn trên thẻ căn cước, quét chất lượng ảnh thẻ căn cước. Trường hợp nhập sai số thẻ CCCD hoặc chất lượng ảnh thẻ không đáp ứng, hệ thống sẽ đưa ra cảnh báo để thí sinh rà soát lại. Khi nhận được cảnh báo như trên có thể bạn đã nhập sai số CCCD hoặc chất lượng ảnh CCCD quá thấp không thể quét dữ liệu. Hãy kiểm tra lại số CCCD, họ tên, ngày sinh, giới tính đã nhập chính xác hay chưa? Nếu các thông tin nhập đã đúng thì có thể bỏ qua cảnh báo và thực hiện các bước tiếp theo (đăng ký ca thi, nộp lệ phí…). Bạn yên tâm dự thi với các thông tin nhập đúng. Trường hợp thông tin sai, bạn sẽ không thể tra cứu kết quả thi trên cổng tuyển sinh của Bộ Giáo dục & Đào tạo.
Câu hỏi 9: Em đăng ký thi HSA nhưng nhận được cảnh báo
Khi lập khoản thi tải bản điện tử ảnh chân dung 4×6 cm lên hồ sơ cá nhân, hệ thống sẽ ghi nhận ảnh chân dung để thực hiện quá trình nhận diện đúng thí sinh khi thí sinh dự thi. Hệ thống sẽ KHÔNG chấp nhận ảnh chân dung: chất lượng thấp; ảnh đã photoshop/chỉnh sửa nhiều; ảnh đã chụp quá 6 tháng; ảnh chân dung được chụp lại từ 1 tấm ảnh thẻ hoặc chụp lại ảnh/crop từ CCCD. Hãy xem lại yêu cầu về ảnh trong Hướng dẫn đăng ký và cập nhật lại. Trung tâm Khảo thí yêu cầu thí sinh sử dụng ảnh chân dung chân thực (không dùng photoshop chỉnh sửa nhan sắc) trong hồ sơ đăng ký. Các trường hợp không có ảnh hoặc ảnh sai có thể không được dự thi.
Câu hỏi 10: Em đã lập tài khoản HSA năm trước (và đã dự thi hoặc chưa) thì có phải lập tài khoản mới hay không để dự thi năm nay?
Tài khoản thí sinh sẽ được duy trì 24 tháng nếu bạn đã lập (dù đã thi HSA hoặc chưa thi). Do đó bạn không cần và không thể lập tài khoản mới vì số CCCD và email của bạn đã được lưu trữ và không cho phép lập 2 tài khoản cùng số CCCD (hoặc email). Hãy truy cập tài khoản cũ và cập nhật những thông tin yêu cầu mới (sử dụng chức năng Quên mật khẩu nếu không nhớ mật khẩu đăng nhập). Hãy kiểm tra lại thông tin cá nhân, cập nhật lại ảnh chân dung chụp từ 6 tháng trở lại đây, điện thoại và địa chỉ nhận Phiếu báo điểm nếu có thay đổi so với trước đây. Từ năm 2024, Trung tâm Khảo thí ĐHQGHN sử dụng công nghệ nhận diện thí sinh trước khi vào phòng thi nên ảnh chân dung của thí sinh bắt buộc phải chụp từ 6 tháng trở lại (thí sinh không chụp lại ảnh chân dung từ ảnh thẻ học sinh, không chụp lại ảnh từ ảnh CCCD, không dùng các phần mềm chỉnh sửa nhan sắc).
Câu hỏi 11: Em đã tốt nghiệp THPT và có thể dự thi HSA được không?
Theo Quy chế thi, bạn được đăng ký thi HSA nếu không vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý kết quả bài thi HSA có thể sử dụng trong 02 năm kể từ ngày dự thi. Hãy liên lạc với trường đại học dự kiến xét tuyển xem họ có dùng kết quả HSA các năm trước đó để tuyển sinh hay không? Học sinh tốt nghiệp THPT trong 03 năm tính đến thời điểm hiện tại (ví dụ năm 2025 sẽ cho phép thí sinh tốt nghiệp từ năm 2023 trở lại) được phép đăng ký thi HSA. Các trường hợp khác phải liên hệ trực tiếp với Hội đồng thi HSA để nhận được hỗ trợ, hướng dẫn. Mẫu đơn đăng ký dự thi và thủ tục đăng ký cho các thí sinh tốt nghiệp THPT quá 3 năm đến năm thi có tại đây. Trung tâm Khảo thí ĐHQGHN sẽ cấp mã số và hướng dẫn thí sinh đăng ký qua email. Thí sinh dự thi tuân thủ nghiêm túc các điều khoản của Quy chế thi, Thỏa thuận đăng ký và Đơn đăng ký.
Câu hỏi 12: Thí sinh được dự thi HSA bao nhiêu lần?
Thí sinh được phép dự thi 02 lượt/năm. Thời gian giữa hai lượt thi liên tiếp cách nhau tối thiểu 28 ngày. Các bạn học sinh lớp 12 lưu ý trùng lịch thi học kỳ, lịch kiểm tra chất lượng cuối kỳ của các trường THPT và Sở Giáo dục & Đào tạo. Thí sinh đăng ký thi nhưng không đến dự thi được xem như đã bỏ 1 lượt thi trong năm. Trung tâm Khảo thí ĐHQGHN không phục vụ thi đối với các đối tượng là cán bộ, giảng viên, giáo viên, người đi thi… dự thi HSA với mục đích tổ chức dịch vụ luyện thi.
Câu hỏi 13: Thí sinh cần chuẩn bị những gì để đăng ký thi HSA?
Bên cạnh việc ôn tập thật tốt cho kỳ thi, thí sinh cần chuẩn bị thiết bị máy tính nối mạng, số điện thoại di động, ảnh chân dung bản điện tử (4×6 cm), ảnh căn cước công dân (2 mặt), kết quả học tập 5 học kỳ lớp 10, 11 và 12, số điện thoại, địa chỉ email đang sử dụng và đọc Hướng dẫn đăng ký thi tại http://khaothi.vnu.edu.vn/huong-dan/dang-ky-thi. Hệ thống chỉ chấp nhận đăng ký sử dụng CCCD có 12 số. Nếu bạn chưa có CCCD hãy làm CCCD mới trước khi đăng ký. KHÔNG NHỜ NGƯỜI KHÁC đăng ký giúp. Một số thí sinh có nơi sinh ở địa giới hành chính cũ nay đã đổi tên thì cập nhật nơi sinh theo đơn vị hành chính mới. Ví dụ nơi sinh trước đây là Hà Tây, nay Hà Tây đã sát nhập vào Hà Nội (không còn tỉnh Hà Tây) thì nhập nơi sinh là Hà Nội.
Câu hỏi 14: Đại học Quốc gia Hà Nội có tổ chức ôn luyện thi Đánh giá năng lực (HSA) hay không?
Trung tâm Khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội và các đơn vị thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội không tổ chức ôn luyện, không tổ chức luyện thi HSA dưới bất kỳ hình thức nào. Trung tâm Khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội không xuất bản các ấn phẩm, tài liệu luyện thi. Nếu bạn phát hiện cá nhân, tổ chức mạo danh Trung tâm Khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức luyện thi HSA hãy báo cho chúng tôi biết để xử lý theo pháp luật.
Câu hỏi 15: Lệ phí thi HSA ?
Lệ phí đăng ký dự thi và thi HSA là 500.000 đồng/lượt thi (năm trăm ngàn đồng/lượt thi, không bao gồm phí giao dịch ngân hàng và có thể thay đổi cập nhật hằng năm). Lệ phí đã nộp không hoàn lại, kể cả trường hợp thí sinh hủy thi. Thí sinh phải nộp Lệ phí trong 96 giờ 00 kể từ khi hoàn thành đăng ký ca thi. Sau 96 giờ 00 phút ca thi chưa thanh toán sẽ bị hủy tự động. Trung tâm Khảo thí không chịu trách nhiệm về các trường hợp nộp lệ phí muộn do sự số mạng iinternet hay đường truyền giao dịch ngân hàng của tài khoản nộp phí.
Câu hỏi 16: Em hiện đang học ở trường đại học và muốn dự thi HSA. Vậy em có phải làm thủ tục rút hồ sơ trường đang học hay không?
KHÔNG! Thi HSA và xét tuyển vào các trường đại học là 2 việc tách biệt nhau hoàn toàn. Trung tâm Khảo thí ĐHQGHN chỉ tổ chức thi HSA mà không thực hiện bất kỳ hoạt động nào liên quan đến xét tuyển vào trường đại học. Lời khuyên là em có thể đăng ký thi HSA và sau khi có kết quả trúng tuyển vào trường đại học nào đó thì mới làm thủ tục rút hồ sơ của trường đại học đang học.
Câu hỏi 17: Em có thể dùng Hộ chiếu để đăng ký thi HSA được không?
KHÔNG! Từ năm 2022 Bộ Công An đã thống nhất dữ liệu quốc gia và cấp Căn cước công dân (CCCD) cho công dân. Để chuẩn hóa dữ liệu thi và liên thông với hệ thống các phần mềm xét tuyển đại học, lọc ảo của Bộ Giáo dục & Đào tạo, hệ thống thi HSA chỉ chấp nhận thí sinh sử dụng CCCD 12 số để đăng ký thi. Kỳ thi HSA tổ chức nhiều đợt trong thời gian dài, thí sinh hãy dành thời gian làm CCCD để thi HSA và kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông tới đây. Mỗi thí sinh chỉ sử dụng một CCCD duy nhất để đăng ký 1 tài khoản thi. Hệ thống thi sẽ nhận diện ảnh và kiểm tra trùng lặp CCCD. Các tài khoản cố tình sử dụng CCCD trùng lặp hoặc CCCD của người khác để đăng ký thi sẽ bị khóa và cấm thi. Trường hợp thí sinh có quốc tịch nước ngoài liên hệ Hội đồng thi để hướng dẫn riêng.
Câu hỏi 18: Em thi ở địa điểm thi tổ chức tại các tỉnh có được dùng kết quả thi để xét tuyển vào các trường đại học ở Hà Nội hay không?
ĐƯỢC! Kỳ thi HSA là kỳ thi chuẩn hóa, có tính toàn diện, phân loại và ổn định giữa các đợt thi, giữa các năm. Thí sinh dự thi ở bất kỳ nơi nào do Hội đồng thi HSA của ĐHQGHN tổ chức đều có giá trị như nhau. Việc bạn cần làm là tìm hiểu trường đại học có dùng kết quả bài thi HSA để xét tuyển hay không? Kết quả điểm thi HSA không giới hạn thời gian sử dụng nhưng Trung tâm Khảo thí ĐHQGHN khuyến nghị các trường đại học sử dụng kết quả thi HSA trong 24 tháng kể từ ngày thi.
Câu hỏi 19: Sau khi thi bao nhiều lâu thì nhận được kết quả?
Ngay sau khi kết thúc làm bài, điểm bài thi của thí sinh sẽ hiện trên màn hình máy tính. Hãy kiểm tra kỹ điểm số trên màn hình trước khi rời máy tính. Mọi ý kiến thắc mắc về điểm thi phải thực hiện tại phòng thi. Sau 14 ngày thi, Giấy chứng nhận kết quả thi sẽ chuyển đến thí sinh qua thư bảo đảm. Hãy đảm bảo bạn đã khai đúng địa chỉ nhận thư (Phiếu báo điểm) và sẵn sàng nhận cuộc điện thoại từ người phát thư. Địa chỉ nhận thư không nhất thiết phải là địa chỉ ở CCCD.
Câu hỏi 20: Em chưa dùng máy tính và không quen dùng máy tính có thi được bài thi HSA được không?
ĐƯỢC! Thao tác thi trên máy tính rất đơn giản. Bạn chỉ cần biết dùng chuột máy tính là có thể làm tốt bài thi. Trường hợp bạn chưa bao giờ biết đến bàn phím và máy tính, hãy nhờ cán bộ coi thi hướng dẫn. Sau 2 phút hướng dẫn, bạn sẽ biết cách trả lời bằng chuột và bàn phím trước khi đăng nhập tài khoản máy thi. Trung tâm Khảo thí khuyến nghị bạn nên làm thử bài thi tham khảo trực tuyến để quen với thao tác máy tính.
Câu hỏi 21: Em có được mang 2 máy tính đơn giản vào phòng thi được không?
KHÔNG. Bạn chỉ được mang 01 máy tính đơn giản vào phòng thi. Hướng dẫn vào phòng thi xem tại:https://hsa.edu.vn/lich-thi/thu-tuc-du-thi.
Câu hỏi 22: Tại sao em không thể sửa thông tin cá nhân sau khi đăng ký ca thi?
Thông tin thí sinh phải đảm bảo nhất quán từ khi đăng ký thi, dự thi và công nhận kết quả. Hệ thống không cho phép thí sinh chỉnh sửa thông tin cá nhân gồm: Họ tên, số CCCD, ảnh chân dung 4×6 cm, ảnh CCCD, ngày sinh, giới tính, số điện thoại sau khi hoàn thành việc lựa chọn ca thi để phòng chống gian lận, sai lệch thông tin dự thi. Thí sinh hãy bình tĩnh hoàn thành khai báo hồ sơ và kiểm tra kỹ trước khi chọn ca thi. Các thông tin khác như: địa chỉ nhận thư, kết quả học tập bậc THPT, khu vực ưu tiên có thể CHỈNH SỬA (ở Bước 1) đến trước khi ĐÓNG CA THI. Sau khi đóng đăng ký đợt thi, thí sinh nhập sai địa chỉ nhận thư sẽ không thể nhận được phiếu báo điểm qua đường bưu điện. Thông tin về địa chỉ (hộ khẩu) thường trú, ngày cấp CCCD, nơi cấp CCCD có thể sửa sau khi kỳ thi kết thúc mà không ảnh hưởng đến kết quả thi và xét tuyển đại học của thí sinh.
Câu hỏi 23: Em đã đăng ký tài khoản nhưng không nhận được email hay mã kích hoạt hoặc em đăng nhập thất bại?
Trước hết, thí sinh phải đảm bảo mình dùng đúng địa chỉ email đang hoạt động. Thống kê hệ thống cho thấy khoảng 1,0% thí sinh đánh máy sai địa chỉ email như: abc@gmial.com, abcd@gmail.con... Trước khi gửi email kích hoạt, hệ thống hsa.edu.vn sẽ kiểm tra email của bạn có đúng và đang hoạt động hay không? Nếu email không tồn tại, bạn sẽ không thể kích hoạt đăng ký tài khoản thi. Trường hợp này hãy đăng ký lại tài khoản như mới.
Nếu email đúng, hãy kiểm tra Hộp thư (Inbox), Quan trọng (Important) hay Thư rác (Spam) hoặc sử dụng chức năng tìm kiếm tiêu đề email “Đại học Quốc gia Hà Nội, Trung tâm Khảo thí – Xác thực tài khoản” và làm theo hướng dẫn kích hoạt. Lưu ý: Thí sinh sẽ nhấn vào dòng chữ Nhấn vào đây để kích hoạt” và sau đó đăng nhập đúng mật khẩu đã đặt. Khi đăng nhập, các chữ cái viết Hoa, viết thường… trong email và mật khẩu phải chính xác. Hệ thống sẽ thông báo đăng nhập thất bại nếu bạn nhầm lẫn giữa chữ viết Hoa và viết thường trong địa chỉ email tên đăng nhập. Ví dụ địa chỉ email là abc@gmail.com nhưng thí sinh lại đăng nhập là Abc@gmail.com là KHÔNG ĐÚNG với tài khoản đăng ký abc@gmail.com. Nhiều thiết bị điện tử (máy tính, điện thoại) đặt chế độ tự nhớ mất khẩu (cũ) nên bạn hãy gõ mật khẩu thay vì để tự động đăng nhập.
Câu hỏi 24: Điểm bài thi Đánh giá năng lực của ĐHQGHN (HSA) được chuyển đổi sang điểm bài thi Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (APT) trong năm 2021 đến 2024 như thế nào?
Theo kết quả nghiên cứu, điểm bài thi Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội (HSA) có thể quy đổi với điểm bài thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (APT) theo biểu thức: HSA = 0,110 x APT. Công thức này khuyến nghị áp dụng đối với dải điểm thi HSA của ĐHQGHN từ 60 đến 135 ứng với dải điểm bài thi APT của ĐHQG TP Hồ Chí Minh từ 500 đến 1.100 và ngược lại với sai số 5% (Tạp chí Khoa học Giáo dục, Tập 19, số 01 (2023) 9-13).
Câu hỏi 25: Em đăng ký ca thi thành công và đã nộp lệ phí nhưng ngày thi bị trùng lịch thi học kỳ. Nếu em hủy ca thi có được hoàn lại lệ phí hay không?
Theo Quy chế thi Đánh giá năng lực của ĐHQGHN, thí sinh đã nộp lệ phí sẽ không được hoàn lại với bất kỳ lí do gì. Em hãy cân nhắc chọn ca thi trước khi nộp lệ phí.
Câu hỏi 26: Tại sao em hủy ca thi nhưng vẫn hệ thống vẫn báo HẾT CHỖ và em không đăng ký được ca thi?
Sau khi ca thi bị hủy, hệ thống http://khaothi.vnu.edu.vn/ sẽ tối ưu hóa và chỗ trống KHÔNG XUẤT HIỆN NGAY LẬP TỨC mà sẽ XUẤT HIỆN NGẪU NHIÊN sau một khoảng thời gian xác định. Thí sinh phải đợi khoảng 60 phút mới có thể đăng ký được ca thi khác (nếu còn chỗ trống). Do đó, thí sinh không thể trao đổi, chuyển nhượng ca thi trong mọi trường hợp. Hãy cân nhắc thật kỹ trước khi thực hiện thao tác hủy ca thi. Lệ phí đã đóng sẽ không được hoàn lại nếu bạn hủy ca thi. Hãy đọc Hướng dẫn đăng ký thi để biết rõ hơn về quy trình đăng ký, hủy ca thi.
Câu hỏi 27: Lệ phí đăng ký dự thi HSA là đồng nhưng em thực hiện thanh toán bị trừ thêm phần phí giao dịch ngân hàng?
Lệ phí đăng ký dự thi và thi HSA là đồng/lượt thi (lệ phí đã nộp không hoàn lại) không bao gồm phí giao dịch ngân hàng. Hiện nay có các hình thức nộp lệ phí: 1- qua Apps Viettel (tải apps Viettel về điện thoại và sử dụng), 2- Qua cổng thanh toán Viettel Money. Thí sinh có thể sử dụng tài khoản Viettel Money của người thân (người khác) để nộp lệ phí. Số điện thoại (tài khoản Viettel Money) nộp lệ phí không bắt buộc là số điện thoại của thí sinh.Chi tiết xem thêm tại http://khaothi.vnu.edu.vn/huong-dan/nop-le-phi. ► Video hướng dẫn nộp lệ phí.
Câu hỏi 28: Em phải nộp lệ phí ngay sau khi đăng ký ca thi?
Sau 02 giờ kể từ khi đăng ký ca thi thành công, hệ thống cho phép thí sinh nộp lệ phí trực tuyến trong khoảng thời gian 96 giờ 00 phút (04 ngày) kể từ khi đăng ký ca thi thành công. Nếu không nộp lệ phí trong 96 giờ 00, ca thi đã đăng ký sẽ bị hủy tự động. Thí sinh không nên đợi đến gần hết thời gian 96 giờ 00 mới nộp lệ phí vì có thể xảy ra trường hợp nộp lệ phí trước vài giây nhưng do lỗi đường truyền mạng mà hệ thống không ghi nhận nộp lệ phí thành công và cũng không ghi nhận nếu nộp lệ phí sau 96 giờ 00 phút. Trung tâm Khảo thí ĐHQGHN không chịu trách nhiệm nếu đường truyền mạng internet của thí sinh trục trặc khi nộp lệ phí. Hệ thống đăng ký sẽ tự động xóa ca thi dù chỉ muộn 1/60 giây. Nếu thí sinh không muốn ca thi có thể chọn HỦY ca thi và đăng ký ca thi khác (nếu còn chỗ trống) hoặc không tham gia thi HSA.
Câu hỏi 29: Em có thể không điền nguyện vọng xét tuyển đại học được không vì em muốn điền sau khi có kết quả thi tốt nghiệp?
Bạn cần đọc kỹ dòng đầu tiên trước khi điền thông tin về nguyện vọng xét tuyển: “Thông tin kê khai nguyện vọng xét tuyển chỉ để tham khảo phục vụ xác minh kết quả thi của thí sinh (có thể bỏ qua). Thí sinh phải gửi Hồ sơ đăng ký xét tuyển đến trường đại học sau khi nhận được Giấy chứng nhận kết quả thi ĐGNL. Trung tâm Khảo thí không tổ chức xét tuyển đại học và không chịu trách nhiệm về kết quả xét tuyển. Hãy tìm hiểu thông tin xét tuyển tại Đề án tuyển sinh của cac trường đại học“.
Câu hỏi 30: Em có thể chụp ảnh chân dung từ ảnh CCCD của em để tải lên mục ảnh chân dung 4×6 cm được không?
KHÔNG! Ảnh chân dung 4×6 cm dùng để nhận diện thí sinh đến dự thi và in trên Giấy chứng nhận kết quả (dùng để xét tuyển đại học). Thí sinh phải tải ảnh chân dung 4×6 cm bản điện tử (định dạng JPEG, < 5MB), chụp từ 6 tháng trở lại đây (tuyệt đối không chụp lại ảnh mình từ ảnh trong căn cước công dân hoặc ảnh chụp lại từ 1 tấm ảnh thẻ cũ, không dùng photoshop hay phần mềm chỉnh sửa nhan sắc). Mọi trường hợp gian lận ảnh sẽ bị cấm thi và chuyển cho cơ quan chức năng xem xét. Trường hợp sau đây là KHÔNG ĐÚNG quy định do ảnh chân dung chụp từ CCCD:
Câu hỏi 31: Em không biết em thuộc Khu vực mấy trong mục đối tượng ưu tiên?
Nếu em không biết mình thuộc khu vực mấy, hãy hỏi thầy/cô giáo chủ nhiệm lớp em hoặc các giáo viên của Trường THPT nơi em đang học. Tuy nhiên, bài thi Đánh giá năng lực không cộng điểm ưu tiên.
Câu hỏi 32: Em có thể đăng nhập tài khoản bằng nhiều thiết bị (máy tính và điện thoại) được không?
Tại cùng 1 thời điểm, thí sinh chỉ có thể đăng nhập 01 thiết bị duy nhất (máy tính hoặc điện thoại). Nếu thí sinh đăng nhập bằng nhiều thiết bị CÙNG 1 THỜI ĐIỂM thì chỉ có 01 thiết bị đăng nhập sau cùng truy cập được; các thiết bị còn lại sẽ tự động bị ngắt kết nối không thể đăng nhập. Thí sinh có thể đăng nhập trên các thiết bị khác nhau tại các thời điểm khác nhau. Ví dụ buổi sáng đăng nhập trên máy tính, buổi chiều đăng nhập trên điện thoại… Trung tâm Khảo thí ĐHQGHN khuyến cáo các thí sinh dùng máy tính để đăng ký tài khoản, chọn ca thi, nộp lệ phí… nhằm hạn chế tối đa sai sót. Bất kỳ sai sót nào đều có thể ảnh hướng đến tiến trình dự thi, công nhận kết quả thi. Thông tin khai báo sai có thể bị dừng thi hoặc làm chậm thời gian cấp Giấy chứng nhận kết quả từ 4-6 tuần (thí sinh có thể không kịp xét tuyển đại học nếu nhận Giấy chứng nhận kết quả muộn do thông tin sai).
Câu hỏi 33: Em không tìm thấy tên trường trung học phổ thông (hoặc tương đương) trong danh sách các trường cấp 3?
Nếu bạn không tìm thấy danh sách trường THPT hay trường học của bạn trong danh sách, hãy email về địa chỉ khaoth@vnu.edu.vn tên trường, địa chỉ trường, website của trường. Trung tâm sẽ cập nhật vào danh sách các trường học. Trường hợp bạn CHỈNH SỬA thông tin trường THPT nhưng thấy xuất hiện “No data”, hãy chọn Tỉnh/TP khác rồi sau đó mới chọn lại Tỉnh/TP nơi bạn học tập, dữ liệu sẽ cập nhật lại và hiển thị danh mục các trường THPT.
Câu hỏi 34: Hai ca thi liên tiếp liền kề cách nhau 28 ngày là như thế nào? Em tính toán ra sao để đăng ký 2 ca thi liền kề?
Khi em lựa chọn ca thi, máy tính sẽ cho biết ca thi nào vi phạm quy định về thời gian 28 ngày, ca thi nào sẽ được phép đăng ký. Máy tính sẽ tính chính xác đến từng giây thời gian liền kề giữa 2 ca thi. Ví dụ: Ca thi thứ nhất lúc 7h00 ngày 01 tháng Ba thì ca thi thứ hai bạn có thể chọn là các ca thi bắt đầu từ 7h00 ngày 28 tháng Ba. Tuy nhiên, Trung tâm Khảo thí ĐHQGHN khuyến nghị thí sinh không nên đăng ký thi HSA nhiều lần trong thời gian ngắn.
Câu hỏi 35: Bài thi Đánh giá năng lực có được cộng điểm ưu tiên khu vực hay ưu tiên đối tượng dự thi hay không?
Trung tâm Khảo thí ĐHQGHN được giao nhiệm vụ tổ chức thi Đánh giá năng lực (HSA) và cấp Giấy chứng nhận kết quả thi; không thực hiện xét tuyển đại học nên Giấy chứng nhận kết quả bài thi không cộng điểm ưu tiên. Việc cộng điểm ưu tiên (khu vực, đối tượng) nếu có do các trường đại học quyết định (giống như xét tuyển bằng các chứng chỉ quốc tế khác như SAT, ACT, IELTS…). Thí sinh hãy tìm hiểu Đề án tuyển sinh của trường đại học sẽ nộp hồ sơ xét tuyển để biết có được cộng điểm ưu tiên hay không?
Câu hỏi 36: Bài thi Đánh giá năng lực có thời hạn bao nhiêu?
Bài thi Đánh giá năng lực (HSA) của Đại học Quốc gia Hà Nội được thiết kế theo định hướng bài thi chuẩn hóa và không có thời hạn. Tùy theo mục đích sử dụng mà các đơn vị có thể đưa ra yêu cầu giới hạn thời hạn. Trung tâm Khảo thí ĐHQGHN khuyến cáo các đơn vị sử dụng trong khoảng thời gian 24 tháng kể từ ngày thi. Thí sinh hãy liên hệ với các đơn vị sử dụng kết quả thi HSA để biết thêm yêu cầu thời hạn.
Câu hỏi 37: Tại sao bài thi của em có 51 câu hỏi ở Phần 1 trong khi em chỉ đạt tối đa 50 điểm?
Như đã thông báo, trong mỗi phần của bài thi HSA có 50 câu hỏi chấm điểm nhưng vẫn có thể kèm thêm 1-3 câu hỏi thử nghiệm không tính điểm. Các câu hỏi thử nghiệm được trộn vào các phần một cách ngẫu nhiên và bạn không biết là câu hỏi nào. Các phần thi có câu hỏi thử nghiệm thời gian làm bài sẽ kéo dài thêm 2-4 phút. Do đó, các chủ đề có thêm câu hỏi thử nghiệm sẽ nhiều hơn 1 câu hỏi (nhưng tổng không quá 3 câu trong cả bài thi). Kết quả câu hỏi thử nghiệm góp phần tăng chất lượng câu hỏi chuẩn hóa ĐGNL của Trung tâm Khảo thí ĐHQGHN.
Câu hỏi 38: Em đã đăng ký tài khoản đúng quy định nhưng bị mất CCCD và đang làm lại CCCD mới. Vậy ngày đi thi em có thể mang CCCD mới đi thi hay không?
Nếu em bị mất CCCD và làm lại thì các thông tin cá nhân trên CCCD mới (họ tên, ngày sinh, giới tính, quê quán và 12 số CCCD) không thay đổi so với CCCD cũ thì có thể mang CCCD mới đi thi. Bộ phận tổ chức thi có thể quét đọc thông tin để kiểm tra lại. Trường hợp bị mất CCCD trước ngày thi mà không kịp làm mới CCCD phải có Giấy xác nhận của công an địa phương (xã/phường). Giấy xác nhận của công an có dán ảnh và đóng dấu giáp lai vào ảnh thí sinh dự thi. Bất kỳ gian lận hoặc không trung thực về thông tin dự thi sẽ bị cấm thi và dừng phục vụ thi HSA. Mẫu giấy xác nhận tải tại đây: https://hsa.edu.vn/lich-thi/thu-tuc-du-thi
Câu hỏi 39: Em kê khai thông tin cá nhân và đã đăng ký ca thi (hoặc đã nộp lệ phí ca thi) mà muốn sửa thông tin như thế nào?
Hệ thống đăng ký thi HSA kiểm soát rất chặt chẽ thông tin cá nhân thí sinh để phòng chống gian lận. Ngay khi thí sinh hoàn thành khai báo hồ sơ, hệ thống đã cảnh báo trước khi lựa chọn ca thi:
Sau khi đăng ký ca thi thành công (hoặc đã nộp lệ phí thành công) thí sinh phát hiện thông tin cá nhân sai sót có thể tiến hành theo 1 trong 2 cách sau: (i) Hủy ca thi đã đăng ký để cập nhật lại thông tin (Lưu ý lệ phí nếu đã nộp sẽ không hoàn lại và có thể đợt thi không còn chỗ trống để đăng ký ca thi mới) HOẶC (ii) Gửi 01 email duy nhất (KHÔNG gửi nhiều lần) đề nghị sửa chữa thông tin cá nhân kèm theo số CCCD về địa chỉ khaothi@vnu.edu.vn. Tuy nhiên, Trung tâm Khảo thí ĐHQGHN không sửa/thay ảnh chân dung 4×6 cm, không sửa/thay ảnh CCCD, không sửa số CCCD có sai từ 2 ký tự số trở lên và không đảm bảo sẽ sửa đầy đủ thông tin của thí sinh trước ngày thi. Thứ tự các thông tin ưu tiên sửa: ngày sinh > nơi sinh > giới tính. Các thông tin về số điện thoại, địa chỉ nhận thư,khu vực, điểm lớp 10, 11, 12.. thí sinh có thể tựa sửa bằng cách đăng nhập tài khoản, vào Bước 1 – chọn CHỈNH SỬA trước khi đóng ca thi/đợt thi. Bất kỳ sai sót về thông tin cá nhân có thể làm chậm tiến trình thi và công nhận kết quả thi do thí sinh đã không thực hiện đúng Hướng dẫn đăng ký ca thi. Thông tin về ngày cấp CCCD, hộ khẩu thường trú sẽ sửa sau ngày 2.6.2024 mà không ảnh hưởng đến kết quả thi, Phiếu báo điểm, kết quả xét tuyển đại học. Thí sinh sử dụng ảnh chân dung hoặc số CCCD của người khác (kể cả người thân) để đăng ký dự thi là KHÔNG được chấp nhận và KHÔNG THỂ sửa chữa.
Câu hỏi 40: Phần địa chỉ của em bị lặp lại 2 lần có phải sửa không?
Thí sinh phải sửa tất cả các thông tin trước khi đăng ký ca thi. Sau khi đã chọn ca thi sẽ KHÔNG thể sửa thông tin. Trường hợp địa chỉ bị lặp lại hai lần không cần phải sửa hồ sơ (sau khi đã chọn ca thi) nhưng có thể làm cho nhân viên bưu điện bối rối đôi chút khi phát hành Giấy chứng nhận kết quả thi (có thể làm chậm thời gian nhận thư nhưng không ảnh hưởng đến hồ sơ/kết quả thi HSA). Bạn nên để ý điện thoại khi bưu tá gọi cho bạn sau 1-2 tuần thi HSA .
Câu hỏi 41: Em đã nộp lệ phí thành công (tài khoản Viettel đã trừ kinh phí) nhưng vẫn chưa hiển thị ĐÃ THANH TOÁN ở mục 3 – Lệ phí trong tài khoản thi HSA?
Nếu bạn đã nộp lệ phí thành công (tài khoản Viettel) nhưng vẫn CHƯA hiển thị ĐÃ THANH TOÁN ở mục 3 – Lệ phí trong tài khoản thi HSA sau 24 giờ, bạn hãy gửi minh chứng đã nộp lệ phí (ảnh chụp tin nhắn giao dịch thành công..) và số CCCD của bạn về địa chỉ khaothi@vnu.edu.vn với tiêu đề: Kiểm tra nộp lệ phí. Sau 24 giờ bạn đăng nhập kiểm tra trạng thái Thanh toán. Lưu ý: Thí sinh có thể dùng tài khoản Viettel Money của người khác để nộp lệ phí.
Câu hỏi 42: Em nộp lệ phí bằng cách quét mã QR Code nhưng không hiển thị thông tin nên không thể nộp lệ phí?
Các trường hợp lỗi quét mã QR code mà không hiển thị do khi lấy mã QR xong thí sinh không thanh toán ngay mà lại tắt đi rồi mới vào thanh toán lại sẽ bị lỗi. Hướng xử lý: Thực hiện lại thao tác THANH TOÁN để lấy lại mã QR khác rồi thanh toán ngay. Lưu ý: Thí sinh có thể dùng tài khoản Viettel Money của người khác để nộp lệ phí.
Câu hỏi 43: Em đã đăng ký ca thi (và nộp lệ phí) nhưng không nhận được email (đăng ký ca thi hoặc email nộp lệ phí) từ hệ thống?
Thông thường, sau khi đăng ký ca thi hoặc nộp lệ phí thành công, hệ thống sẽ gửi email tương ứng (đăng ký ca thi hoặc email nộp lệ phí). Thí sinh hãy kiểm tra lại Hộp thư (Inbox), Thư rác (Spam) hoặc các hộp khác. Trường hợp không nhận được email cũng không cần lo lắng vì mọi thông tin của ca thi đều được cập nhật trên tài khoản thi HSA và email sẽ xếp hàng gửi lần lượt thời gian tới. Thí sinh hãy đăng nhập vào tài khoản thi (chọn TIẾP THEO) vào mục 3 – Lệ phí thi để kiểm tra các thông tin đã đăng ký. Nếu hiển thị ĐÃ THANH TOÁN thì việc nộp lệ phí đã thành công mà không cần quan tâm đến email nộp lệ phí. Ca thi của bạn đã đảm bảo, bạn hãy ôn tập thật tốt để sẵn sàng cho ngày thi. Trước ngày thi, Trung tâm sẽ gửi email và thông báo cho thí sinh số báo danh của đợt thi. Thí sinh tra cứu số báo danh ở mục 4- Tra cứu trong tài khoản trước 07 ngày thi.
Câu hỏi 44: Mã ca thi là gì?
Theo hướng dẫn đăng ký ca thi, thí sinh chọn lần lượt: Kỳ thi – Đợt thi — Địa điểm thi – Ca thi. Do đó ca thi sẽ là thao tác cuối cùng được máy tính ghi nhận. Nếu có thông tin sai lệch với ca thi, hệ thống đăng ký sẽ hiệu chỉnh lại đúng với đúng ca thi sau khi rà soát tự động. Thông tin CA THI gồm 02 mã của ĐỢT THI. ĐỊA ĐIỂM THI. NGÀY THI. BUỔI THI. Mã ca thi không thay đổi dù cho lựa chọn không đúng đợt thi hay địa điểm thi. Ví dụ, mã ca thi 401TKT23S1 là đợt thi 401, địa điểm thi TKT (Trung tâm Khảo thí ĐHQGHN), ngày thi 23, ca thi buổi sáng. Mã địa điểm thi là mã tuyển sinh của các trường đại học gồm 3 ký tự chữ được tuyên bố trong Đề án tuyển sinh (xem thêm tại Đề án tuyển sinh của các cơ sở giáo dục đào tạo đại học hoặc mục Địa điểm thi).
Câu hỏi 45: Em không nhận được email thông báo Phiếu báo dự thi nên không biết số báo danh của em là bao nhiêu?
Hệ thống https://hsa.edu.vn kiểm soát rất chặt chẽ việc gửi email. Hệ thống kiểm tra địa chỉ email, lưu lại thời gian gửi email cho thí sinh. Thí sinh hãy kiểm tra lại Hộp thư (Inbox), Thư rác (Spam) hay Thư quan trọng (Important). Trường hợp không nhận được email thông báo hoặc đã bạn xóa email nhận được cũng không cần quá lo lắng, hãy đăng nhập tài khoản tại https://hsa.edu.vn, vào mục Tra cứu (mục 4) sẽ có đầy đủ thông tin về Phòng thi, Số báo danh, Thời gian thi, Địa điểm thi. Hãy dự thi theo thời gian và số báo danh của đợt thi tương ứng. Thí sinh nên xem hướng dẫn thủ tục thi HSA tại https://hsa.edu.vn/lich-thi/thu-tuc-du-thi
Câu hỏi 46: In Phiếu báo dự thi như thế nào và có cần in Phiếu báo dự thi hay không?
Thí sinh chỉ cần nhớ số báo danh và (bắt buộc phải) mang theo CCCD là có thể dự thi HSA (không cần phải in Phiếu báo dự thi). Bản in Phiếu báo dự thi không được mang vào trong phòng thi (nếu bạn cần in Phiếu báo dự thi hãy mở email và đưa chuột máy tính đến góc phải màn hình máy tính có dấu ba chấm để thực hiện lệnh in). Thí sinh nên xem hướng dẫn thủ tục thi HSA tại https://hsa.edu.vn/lich-thi/thu-tuc-du-thi
Câu hỏi 47: Em được mang những gì vài phòng thi?
Thủ tục dự thi và vật dụng được mang vào phòng thi tham khảo ở đây https://khaothi.vnu.edu.vn/lich-thi/thu-tuc-du-thi.
Câu hỏi 48: Làm sao em có thể sử dụng bản đồ điện tử tìm đến điểm thi dễ dàng nhất?
Bạn hãy đăng nhập tài khoản đăng ký dự thi, vào mục 4 – Tra cứu để biết chính xác thời gian, địa điểm, số báo danh đợt thi. Các địa điểm thi đều được công bố trên cổng https://hsa.edu.vn, mục TRA CỨU, Địa điểm thi. Tại mục Địa điểm thi, sử dụng “Chỉ dẫn bản đồ điện tử” trên thiết bị điện thoại thông minh sẽ tìm đến đúng địa điểm thi.
Câu hỏi 49: Em nhập điểm học kỳ hệ thống tự ghi thành 10.00 thì sửa như thế nào?
Bạn hãy vào mục CHỈNH SỬA ở bước 1 và dùng dấu CHẤM (.) thay cho dấu PHẨY (,) khi nhập điểm học kỳ. Ví dụ: điểm học kỳ 1 lớp 10 là: 8,75. Trường hợp bạn vào CHỈNH SỬA nhưng ô trường THPT hiển thị “No data” thì bạn hãy chọn Tỉnh/TP khác, sau đó quay lại chọn Tỉnh/TP mình đang học để hệ thống cập nhật lại danh mục các trường THPT. Lưu ý là thông tin học bạ sẽ không thể chỉnh sửa sau khi đã chọn ca thi. Bạn phải đảm bảo đã kiểm tra đúng các thông tin trước khi chọn ca thi.
Câu hỏi 50: Em bị rơi hay mất CCCD trước ngày thi thì dùng giấy tờ gì để dự thi?
Nếu bạn bị mất CCCD trước ngày thi, hãy liên hệ với công an xã/quận để xin cấp giấy xác nhận nhân thân để dự thi. Tại điểm thi, cán bộ coi thi sẽ chụp ảnh bạn để minh chứng và xác định đối tượng dự thi.
Câu hỏi 51: Em đăng nhập tài khoản bị thất bại mặc dù em đã nhập đúng mật khẩu?
Hệ thống đăng ký thi HSA được kiểm soát an ninh rất chặt chẽ. Đa phần thí sinh sẽ để trạng thái lưu mật khẩu tự động đăng nhập trên máy tính (hoặc điện thoại). Nếu bạn thay đổi mật khẩu máy tính (hoặc điện thoại) có thể ảnh hưởng đến mật khẩu đăng nhập tài khoản HSA của bạn. Bạn hãy ghi lại tài khoản và gõ mật khẩu từ bàn phím, bảo quản cẩn thận. Trường hợp bạn quên mật khẩu, hãy sử dụng chức năng “Quên mật khẩu” để làm lại password mới. Hãy dành 3 phút để đọc/xem và làm theo hướng dẫn lấy lại mật khẩu tại https://hsa.edu.vn/huong-dan/dang-ky-thi. Trường hợp bạn chưa KÍCH HOẠT tài khoản, bạn không thể đăng nhập để lập tài khoản dự thi.
Câu hỏi 52: Em dùng email khác để lập tài khoản mới đăng ký thi được hay không vì em bị mất email cũ?
Kỳ thi HSA là kỳ thi Đánh giá năng lực học sinh trung học phổ thông để xét tuyển đại học, bạn phải thực sự nghiêm túc khi đăng ký thông tin dự thi chính xác nhất. Nếu bạn đã tài khoản thi HSA bằng địa chỉ email nào thì phải đăng nhập bằng đúng địa chỉ email đó. Nếu bạn đã mất email mà không thể khôi phục lại, bạn phải đến Trung tâm Khảo thí ĐHQGHN kèm theo các minh chứng (công chứng CCCD, Đơn đề nghị thay email, Bản giải trình mất tài khoản) để làm tài khoản mới. Thời gian giải quyết là 6 đến 8 tuần mới có thể giải quyết thay đổi địa chỉ email của bạn. Do đó, hãy bảo quản tài khoản thi HSA một cách nghiêm túc, thận trọng, bảo mật để tránh bị lỡ kỳ thi HSA.
Câu hỏi 53: Em có thể nên nhờ người khác đăng ký ca thi giúp được không?
TUYỆT ĐỐI KHÔNG. Đến thời điểm đăng ký ca thi, trên mạng xã hội thường xuất hiện mời chào đăng ký giúp thí sinh ca thi. Thí sinh tuyệt đối không nên nhờ đồi tượng khác đăng ký ca thi. Việc người lạ (hay cả người quen) đăng ký ca thi cũng thao tác giống như chính bạn thực hiện. Nguy hiểm hơn, các thông tin cá nhân của bạn (họ tên, ngày sinh, số CCCD, điện thoại, địa chỉ) sẽ bị đối tượng lạ lấy cắp phục vụ các mục đích xấu mà bạn sẽ phải chịu trách nhiệm. Ngoài ra, đối tượng đăng ký cũng có thể hủy ca thi của bạn (sau khi đã nộp lệ phí) mà bạn không biết. Thí sinh tuyệt đối không nhờ người khác lập tài khoản và đăng ký ca thi HSA.
Câu hỏi 54: Em có được biết kết quả điểm bài thi sau khi nộp bài hay không?
Sau khi thí sinh nộp bài (hoặc hết giờ làm bài), hệ thống thi sẽ chấm điểm và công bố kết quả điểm bài thi trên màn hình máy tính. Kết quả hiện thi trên màn hình máy tính gồm điểm Phần 1, 2, 3 và tổng điểm bài thi. Thí sinh nhớ điểm thi, kiểm tra lại CCCD và thông báo với giám thị để rời phòng thi. Đồng thời, điểm bài thi của thí sinh được in tại Hội đồng thi ngay sau khi thí sinh kết thúc ca thi để làm thủ tục cấp Phiếu báo điểm thi. Theo quy chế thi, kỳ thi Đánh giá năng lực KHÔNG PHÚC TRA, thí sinh kiểm tra kỹ điểm thi trước khi ra về. Các ý kiến thắc mắc sau khi ca thi kết thúc đều không được ghi nhận.
Câu hỏi 55: Em có được phúc khảo kết quả sau khi thi hay không?
KHÔNG! Theo Điều 6, khoản 2 của Quy chế thi, bài thi Đánh giá năng lực sẽ không phúc khảo. Đến thời điểm hiện tại, bài thi HSA là bài thi duy nhất ở Việt Nam chấm điểm và công bố điểm thi ngay sau khi thí sinh kết thúc ca thi. Do đó, hệ thống chấm thi đã được kiểm duyệt chặt chẽ, đảm bảo tuyệt đối chính xác. Thí sinh cần đọc kỹ câu hỏi thi khi làm bài thi. Ngay sau khi nộp bài, điểm các phần, điểm tổng bài thi sẽ hiển thị trên màn hình máy tính. Hãy bình tĩnh ghi nhớ CHÍNH XÁC điểm số đạt được. Nếu có bất kỳ thắc mắc về câu hỏi, điểm bài thi, công tác tổ chức thi… phải báo cáo công khai với giám thị hoặc cán bộ giám sát/Hội đồng thi ngay tại phòng thi. Các ý kiến của thí sinh sau khi đã rời Phòng thi sẽ KHÔNG được xem xét giải quyết.
Câu hỏi 56: Khi nào em nhận được Phiếu báo điểm thi?
Thông thường, Phiếu báo điểm sẽ được chuyển qua bưu điện sau 14 ngày thi theo địa chỉ khai báo nhận thư trên tài khoản HSA. Trung tâm Khảo thí ĐHQGHN luôn nỗ lực phát hành Phiếu báo điểm đến tới thí sinh sớm nhất có thể (sau 4-5 ngày thi). Tuy nhiên, Trung tâm Khảo thí ĐHQGHN không chịu trách nhiệm nếu thí sinh khai báo địa chỉ nhận thư không chính xác hoặc thay đổi địa chỉ nhận thư sau khi đã đóng dữ liệu đợt thi để làm số báo danh. Thí sinh lưu ý nghe điện thoại của bưu điện sau 3 -5 ngày thi để nhận cuộc gọi từ bưu điện phát thư.
(1) Thí sinh tra cứu điểm thi HSA trên tài khoản thi, tra cứu mã bưu điện để biết Phiếu báo điểm đang ở đâu. Hướng dẫn tra cứu bưu phẩm tại đây: https://khaothi.vnu.edu.vn/tra-cuu/tra-cuu-diem-thi (2) Trường hợp Phiếu điểm không có người nhận được bưu điện hoàn trả Trung tâm hoặc bưu điện xác nhận thất lạc phiếu báo điểm, thí sinh (hoặc người thân có ảnh CCCD của thí sinh), hãy liên hệ với hotline của bưu điện để nhận sự hỗ trợ: 02437680392 hoặc cô Yến (nhắn tin qua Zalo kèm theo mã bưu điện): 0949 906 655. Trường hợp Phiếu điểm bị hoàn trả lại Trung tâm Khảo thí ĐHQGHN sau 8 tuần phát hành, thí sinh mang CCCD đến nhận vào lúc: 14h00 -16h15 thứ Tư hàng tuần tại phòng 523, Tầng 5 Nhà HT2, Khu đô thị ĐHQGHN tại Hòa Lạc, Thạch Thất, Hà Nội. Một số trường đại học tạm thời chấp nhận hình ảnh minh chứng kết quả điểm thi chụp từ tài khoản thi HSA để xét tuyển đại học cho các đợt thi chưa cấp Phiếu báo điểm.
Câu hỏi 57: Em có thể đến Trung tâm Khảo thí ĐHQGHN để nhận Phiếu báo điểm sau ngày thi được không?
Quy trình tổ chức thi, lập phòng thi, số báo danh, in phiếu điểm theo quy trình chặt chẽ, bảo mật và hoàn thiện cho tất cả các thí sinh của đợt thi chứ không tách riêng cho một cá nhân nào đó. Do đó, việc bạn hay người nhà đến nhận Phiếu báo điểm sau đợt thi là không thể (trừ khi Trung tâm Khảo thí có thông báo phát Phiếu báo điểm). Quy trình in Phiếu báo điểm, rà soát, đóng gói theo trật tự chính xác để bưu điện sớm chuyển đến cho thí sinh ngay sau khi hoàn thành. Việc rút phiếu báo điểm của 1 bạn sẽ làm sai lệch trật tự phát phiếu báo điểm. Ngay sau khi thực hiện quy trình in Phiếu báo điểm và đóng dấu, Phiếu báo điểm sẽ được chuyển ngay cho bưu điện. Bạn hãy đợi bưu điện chuyển thư đến tận địa chỉ bạn cung cấp và lưu ý nghe điện thoại của bưu điện sau 3 -5 ngày thi để nhận cuộc gọi từ bưu điện phát thư.Trung tâm Khảo thí ĐHQGHN không chịu trách nhiệm nếu thí sinh khai báo địa chỉ nhận thư không chính xác hoặc thay đổi địa chỉ nhận thư sau khi đã đóng dữ liệu đợt thi để làm số báo danh. Một số trường đại học chấp nhận hình ảnh minh chứng kết quả điểm thi chụp từ tài khoản thi HSA để xét tuyển đại học cho các đợt thi chưa cấp Phiếu báo điểm.
Câu hỏi 58: Em muốn hỏi về cách xét tuyển đại học bằng kết quả bài thi Đánh giá năng lực (HSA)?
Bài thi Đánh giá năng lực (HSA) là bài thi độc lập, tách biệt hoàn toàn với quy trình xét tuyển đại học. Trung tâm Khảo thí ĐHQGHN là đơn vị đầu mối tổ chức thi Đánh giá năng lực không có chức năng nhiệm vụ xét tuyển đại học/cao đẳng (Trung tâm sẽ hỗ trợ các trường đại học xác minh kết quả trúng tuyển đại học bằng điểm thi HSA). Thí sinh sử dụng kết quả điểm thi HSA để xét tuyển đại học/cao đẳng phải tìm hiểu hồ sơ xét tuyển bằng kết quả HSA, chỉ tiêu xét tuyển, điểm sàn, điểm ưu tiên (nếu có), thời gian tiếp nhận hồ sơ xét tuyển tại Đề án tuyển sinh của các trường đại học (tại website của các cơ sở giáo dục).
Câu hỏi 59: Em đã nhận được Phiếu báo điểm và muốn xin cấp thêm nhiều bản Phiếu báo điểm để nộp hồ sơ vào nhiều trường đại học được không?
Từ năm 2022, Hội đồng thi Đánh giá năng lực (HSA) chỉ cấp 01 bản gốc duy nhất Phiếu báo điểm để giảm tỷ lệ ảo trong tuyển sinh. Phiếu báo điểm đã phát hành sẽ không cấp lại nếu thí sinh làm mất hoặc hư hỏng. Thí sinh có thể công chứng Phiếu báo điểm để xét tuyển. Sau khi trúng tuyển, các trường đại học sẽ xác minh điểm thi của bạn với Trung tâm Khảo thí ĐHQGHN.
Câu hỏi 60: Em dự thi HSA hai lần nhưng lần thứ nhất có kết quả cao hơn lần thứ hai thì có được dùng kết quả lần thứ nhất để xét tuyển đại học hay không?
ĐƯỢC bạn nhé. Trung tâm Khảo thí ĐHQGHN là đơn vị tổ chức thi và cấp Giấy chứng nhận kết quả HSA. Mỗi đợt thi sẽ được cấp miễn phí 01 Phiếu chứng nhận điểm thi. Trung tâm cam kết bảo mật dữ liệu cá nhân của thí sinh (họ tên, số CCCD, điểm thi HSA…) theo Điều 3 – Thỏa thuận sử dụng. Việc thí sinh dùng Phiếu điểm nào để nộp vào trường đại học nào do thí sinh quyết định.
Câu hỏi 61: Phiếu báo điểm của em bị mất (hỏng) hoặc do bưu điện làm thất lạc em có được cấp lại Phiếu báo điểm hay không?
Hiện tại, Giấy chứng nhận kết quả điểm bài thi HSA chỉ cấp duy nhất 01 bản. Thí sinh hãy bảo quản cẩn thận Phiếu báo điểm đợt thi. Trường hợp bưu điện làm thất lạc Phiếu báo điểm, thí sinh yêu cầu bưu điện xác nhận Phiếu báo điểm bị thất lạc, Trung tâm Khảo thí ĐHQGHN sẽ cấp lại 01 bản sao Phiếu báo điểm. Trường hợp thí sinh làm hỏng (hoặc mất) Phiếu báo điểm, bạn phải photo công chứng CCCD, mang Phiếu báo điểm bị hỏng, viết đơn đề nghị cấp giấy xác nhận kết quả thi tại Phòng 523, Tầng 5, Nhà HT2, Khu đô thị ĐHQGHN tại Hòa Lạc vào các buổi chiều thứ Tư hằng tuần. Đơn của bạn sẽ được xem xét giải quyết sau 1-2 tuần kể từ ngày nhận đơn để được cấp Giấy xác nhận đã tham dự kỳ thi đánh giá năng lực (khác với Mẫu giấy chứng nhận kết quả thi).
Câu hỏi 62: Thông tin cá nhân trên Phiếu báo điểm của em không chính xác?
Khi đăng ký hồ sơ dự thi HSA, thí sinh được cảnh bảo 03 lần về thông tin cá nhân phải tuyệt đối chính xác trước khi chọn ca thi, trước khi nộp lệ phí nhưng bạn vẫn bỏ qua. Thí sinh cũng bỏ qua thông tin trên Phiếu báo dự thi, không kiểm tra lại các thông tin khi đến dự thi dẫn đến Phiếu báo điểm bị sai thông tin. Trường hợp này, bạn phải công chứng căn cước công dân, viết đơn xin đề nghị hiệu đính thông tin trên Phiếu báo điểm và trực tiếp nộp tại phòng 523, Tòa nhà HT2, Khu đô thị ĐHQGHN tại Hòa Lạc, Thạch Hòa, Thạch Thất, Hà Nội vào các buổi sáng thứ Tư hằng tuần. Hội đồng thi sẽ xem xét hồ sơ và cấp giấy hiệu đính thông tin trên Phiếu báo điểm sau 1-2 tuần nhận đơn.
Câu hỏi 63: Em cần bao nhiêu điểm thi HSA để đỗ vào trường đại học yêu thích?
Điểm trúng tuyển đại học hằng năm phụ thuộc vào chỉ tiêu và số lượng hồ sơ nộp vào từng trường. Không ai có thể xác định được điểm đỗ (điểm chuẩn) trước khi kết thúc nhận hồ sơ đại học. Tuy nhiên, số liệu thống kê kết quả trúng tuyển đại học bằng điểm thi HSA hằng năm chỉ đạt 5-10%, nhiều trường đại học không nhận đủ chỉ tiêu trúng tuyển bằng bài thi HSA. Do đó, nếu điểm thi HSA của em trên điểm sàn nhận hồ sơ vào trường đại học nào đó, em hãy mạnh dạn nộp hồ sơ xét tuyển và cơ hội trúng tuyển bằng kết quả thi HSA là rất cao. Em có thể biết kết quả trúng tuyển sớm trước kỳ thi tốt nghiệp hoặc trước khi xét tuyển đại học bằng các phương thức khác. Chúc em may mắn và thành công.
Câu hỏi 64: Em tra cứu trang http://thisinh.thitotnghiepthpt.edu.vn/ có mục tra cứu điểm thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội nhưng không biết mã đơn vị tổ chức là gì?
Trung tâm Khảo thí sẽ cập nhật dữ liệu kỳ thi HSA lên cổng dữ liệu chung của Bộ GD & ĐT trước ngày 10.7 hằng năm để thí sinh đăng ký xét tuyển. Mã đơn vị tổ chức thi (ĐV TCT) bài thi Đánh giá năng lực (HSA): TKT, tên đơn vị tổ chức thi là Trung tâm Khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội, mã bài thi: Q00. Những thí sinh khai báo thông tin cá nhân không chính xác gồm: họ tên (tiếng Việt đầy đủ, có dấu theo đúng trật tự, ví dụ: Nguyễn Hóa Học sẽ khác với Nguyễn Hoá Học), số CCCD (12 số), ngày sinh, giới tính…tại https://hsa.edu.vn/ hoặc tại https://thisinh.thitotnghiepthpt.edu.vn sẽ không thể đồng bộ để tra cứu trên hệ thống dữ liệu chung https://thisinh.thitotnghiepthpt.edu.vn. Thí sinh tự do dự thi HSA nhưng không tham dự kỳ thi tốt nghiệp hằng năm cũng sẽ không thể đồng bộ điểm thi HSA lên hệ thống https://thisinh.thitotnghiepthpt.edu.vn. Để xét tuyển đại học bằng điểm thi HSA, thí sinh phải đọc đề án tuyển sinh của các trường đại học và thực hiện đúng. Trung tâm Khảo thí ĐHQGHN không chịu trách nhiệm với kết quả xét tuyển của thí sinh.